CON RỒNG ĐẤT

Gió ViVu

Anh sinh ra đời vào năm Nhâm Thìn, nămcác thầy bói tử vi tướng số thường cho là sang chảnh nhất vì "trai Nhâm, gái Quý thì sang". Má anh "vọng tử thành long" mong đời anh rực rỡ, sáng chói, oai phong như rồng phun lửa. Con dân nước Việt vẫn tự hào về giòng giống con Rồng, cháu Tiên, thích rồng cưỡi mây vượt gió, vậy mà ba anh lại đặt cho anh cái tên đầy rừng rú - Thanh Lâm - có nghĩa là rừng xanh, xanh chứ không có liên quan đến "rồng".

Má anh vẫn khoe khoang và thổi phồng cái thn mệnh "Thăng Long", rồng ngự trên chín tầng mây, anh lớn lên phải ngồi trên thiên hạ, có "long chầu, hổ phục". Bà má đòi đặt tên Phi Long, Thành Long, Mộng Long hay Mạnh Long nhưng ba anh nhất quyết không chịu đổi. Bà má buồn bã cho là cái tên nó vận vào người nên con trai bà sẽ chỉ là một con rồng đất (Địa Long), sống ở thâm sơn cùng cốc. Theo ý bà thì con rồng oai phong nhất vẫn là con rồng khè lửa.

Lâm sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh giá, giàu có ở Bình Dương. Học xong trung học, anh lên Sài Gòn ghi danh vào trường Đại Học Vạn Hạnh ngành báo chí, anh yêu thơ thích viết lách. Thời đó Lâm theo bạn bè tham gia phong trào "phản chiến" của sinh viên, nhưng cũng chỉ lập lòe rồi tàn lụi... vì phải theo lịnh tổng động viên, nhập ngũ, đầu quân đi chiến đấu bảo vệ miền Nam. Lâm vào quân trường huấn luyện sĩ quan ở Thủ Đc và ra trường với cái lon chuẩn úy, đóng quân tại Mỹ Tho.

Một sĩ quan trẻ tuổi đầy phong độ, lại hiền lành tốt bụng, Lâm đã làm bao cô gái miền Tây sông nước đem lòng yêu thương và mơ tưởng. Nhưng, thời sinh viên, Lâm có người bạn thânQuân, Lâm yêu thích Ngọc, em gái của Quân, nàng đang học luật. Ngọc điệu đà, đỏm dáng, khôn ngoan, lanh lợi với tính tình con gái Bắc. Quân rất mến Lâm người tính tình đôn hậu, chất phác, nhưng cô em gái lại không thích cái vẻ "công tử vườn" nên vẫn hờ hững, vờ vĩnh trước tình yêu của anh nhà quê tỉnh lẻ. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, Quân đã hy sinh trong một trận chiến khốc liệt. Lâm buồn lắm nhưng vẫn giữ lời hứa với Quân là sẽ thương yêu, chăm sóc, bảo vệ Ngọc nếu được nên duyên vợ chồng.

m 1975, miền Nam thất thủ, rơi vào tay cộng sản, Lâm với quân hàm trung úy bị đưa vào trại cải tạo. Trong thời gian tù hãm, Lâm vẫn thường nhớ thương viết thư về thăm hỏi Ngọc và gia đình, nhưng nàng chẳng màng gì đến anh. Đôi khi nàng viết cho anh vài giòng ngắn ngủi, ủi an hay thăm hỏi trêu đùa: " Rng có còn xanh hay tơi bời hoa?" Hay Mưa rừng ơi mưa rừng,! lại càng làm cho Lâm thêm cay đắng, buồn tình, nhưng anh luôn nuôi hy vọng, mãi ôm ấp hình ảnh người yêu nhỏ đầu đời.

Chẳng lẽ cầm tinh con rồng mà đời Lâm nhiều khốn khđến thế sao?

Khi tập trung vào trại , Lâm đã thật thà khai báo với cái chức vụ thật kêu là "Phát hướng viên". Anh bị mang tội nặng là phát hướng bắn pháo vào những mục tiêu hiểm yếu của bộ đội hay du kích, một cái tội thứ dữ. Với cái lon trung úy, chỉ phải "ủ tờ" khoảng 3 đến 4 năm nhưng anh phải ở hơn 6 năm dài đằng đẵng vì cái tội "chơi chữ". Khi cán bộ trưởng trại mới đổi về thấy Lâm hiền lành sao phải lâu nên duyệt lại hồ sơ, bà thắc mắc hỏi:

- Phát hướng viên là làm cái thế?

Lâm từ tốn trả lời:

 - Tui phát lương cho lính.

- (!!!)

Một tháng sau Lâm được về nhà.

Sống cùng ba má và các em ở quê, Lâm vẫn thầm thương nhớ Ngọc và nhờ người đưa thư về Sài Gòn, nhắc nhở chút tình xưa chưa hề phai nhòa trong sáu năm xa vắng. May mắn cho Lâm, Ngọc vẫn phòng không gối chiếc vì người cô yêu vừa sang ngang, lấy một cô gái giàu có ở miền Tây để cùng nhau đi vượt biên.Ngọc đang đau đớn ôm trái tim vỡ vụn bị tình phụ, mà cô cũng sắp trở thành "gái già" nên vội nhận lời cầu hôn của Lâm.

Lâm tuổi Thìn, Ngọc tuổi Ngọ, má của Lâm đi coi tuổi hai người rất hạp, sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc đến răng long đầu bạc vì là cặp Long Mã - linh hoạt, uyển chuyển như rồng bay - nhanh nhẹn, xông pha như ngựa phi - một huyền thoại cũng như thực tế về tính cách mạnh mẽ của hai con vật tượng trưng cho đôi trẻ bên nhau. Bà má vui mừng, hớn hở ước mong cho con cháu được thành tựu, được hóa thân thành rồng, ngựa như người ta vẫn chúc tụng nhau "Mã đáo thành công" hay "Như rồng gặp mây".

Lâm rất siêng năng, chịu khó làm đủ thứ nghề để nuôi vợ con và phụ giúp gia đình cha mẹ anh em. Gặp thời buổi khó khăn, gạo châu củi quế, gia đình anh cũng sa sút không còn hưng thịnh như xưa. Trước kia là một công tử nhưng nay thất cơ lỡ vận anh làm phu khuân vác trên bến dưới thuyền cho vựa khô, vựa, đạp xe ba bánh đi giao hàng cho các chợ. Ít lâu sau, hai vợ chồng anh gom góp vốn liếng mở một lò gốm chung với người em. Đang làm ăn phát đạt thì Lâm được đi Mỹ theo diện HO, vì là tù nhân chính trị.

Tin Lâm cùng vợ con đi Mỹ làm se sắt con tim luôn đau khổ của , nhất là từ khi anh lấy vợ. Cô Tí là hàng xóm, "thương anh từ thuở còn thơ", lẽo đẽo theo Lâm đi chơi cùng làng khắp xóm và hay thót lên đùi anh ngồi để hóng nghe kể chuyện. Cô tuổi Tý, nhỏ hơn Lâm tám tuổi, xinh xắn, nói năng nhỏ nhẹ, lại có đôi mắt bồ câu hiền lành, dễ thương. Khi cô mới lớn thì biết mắc cở và xao xuyến mỗi khi gặp Lâm, cô không còn chen vào lòng anh ngồi như khi còn nữa. Lúc đó Lâm đã lên Sài Gòn học và những cô gái thành phố xinh đẹp, khôn ngoan, khéo léo đã chiếm hết hồn anh. Gia đình Lâm muốn anh nên duyên cùng cô Tí, nhưng anh không để ý đã quá si vẻ duyên dáng, đài các của Ngọc.

Lâm cưới Ngọc, vài năm sau mới khám phá ra rằng vợ anh không hề yêu anh mà vẫn đau khổ không quên bóng hình người tình cũ phụ bạc, thế mới biết

Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng

Người thì không bắt bóng được bao giờ.

(Nguyễn Tất Nhiên)

Lâm t xa, đau lòng nhưng đã có thằng cu Quít và con bé Na, anh rất thương con. Những lúc sầu cay đắng, anh không biết thố lộ cùng ai nỗi buồn riêng mang trong lòng. Cô Tí bây giờ là cô giáo dạy trẻ, cũng là người dạy đọc, dạy hát cho con anh, cô có cái tên rất đẹp là Kim Thúy. Sau giờ học, vợ của Lâm còn mướntới coi con cho đến tối khi vợ chồng anh đóng cửa lò gốm. Nhưng có một hôm, Lâm cần gấp một số giấy tờ để hoàn tất thủ tục xin đi Mỹ. Về đến nhà, anh thấy cô Tí đang cùng con anh tô màu vẽ tranh, Lâm lặng lẽ vào nhà, nhưng cô Tí chạy theo anh vào phòng và ôm chầm lấy anh. Mối tình đơn phương khi còn thơ luôn mang dấu ấn khó quên trong đời người con gái.

 -  Anh Lâm, dẫu anh xa quê em vẫn mãi mãi nhớ thương anh.

cô đã hôn lên má anh.

Lâm ứa nước mắt, bồi hồi nhớ lúc nhỏ... anh mười một, mười hai, cô Tí mới lên ba, đeo bám theo anh trên từng cây số rồi cứ đòi ẵm bồng, vì anh chơi thân với anh Hai của cô và ở sát bên cạnh, vườn nhà chỉ cách nhau một giàn hoa Thiên Lý. Bây giờ cô Tí lại buồn khổ vì "Tóc mai sợi ngắn sợi dài, lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm".

Bé Na méc mẹ: "Con thấy hun ba".

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng, v của Lâm đã nổi cơn ghen tam bành khủng khiếp đến nỗi anh cũng rụng rời kinh hãi, dù đã hết lời phân giải. Người vợ buồn khổ cáo bịnh ở nhà lặng lẽ uống hết hộp thuốc Aspirin. Cu Quít đi học về thấy mẹ nằm xùi bọt mép và trợn trừng mắt lên ngáp ngáp, nó khóc la, bà con hàng xóm đưa mẹ nó đi cấp cứu. Được cứu sống nhưng từ đó Ngọc hờ hững, lạnh nhạt, đầy hờn ghen. Lâm vẫn lặng lẽ, buồn rầu, muốn mau đưa vợ con qua Mỹ xây dựng cuộc sống mới, quá khứ muộn phiền xin để lại sau lưng.

Qua Mỹ, Ngọc có phần nguôi ngoai giận hờn vì phải lo toan cho cuộc sống đầy thử thách nơi xứ người. Lâm làm đủ thứ việc tạp dịch một thời gian rồi đi học ngành thợ hàn, vợ anh làm cho một tiệm bán hoa tươi, công việc cũng ổn định và đủ sống. Lâm thường cười khà khà khoe với bà má rằng anh vẫn là con rồng phun lửa, đụng đâu là khè lửa tới đó". Bà má ngậm ngùi nói: "con trai của má chỉ là một con rồng đất nên khổ sở long đong cho tới già". Bà còn thầm thì: "Hổm rồi nhờ cô Tư Cầu coi tuổi, cổ nói con phải qua hai lần đò!". Lâm không tin bói toán, lúc nào anh cũng thương yêu lo lắng cho vợ con chu đáo, dù vợ anh có hiểu lầm rồi ghen tuông.

Người vợ hay ghen luôn sống trong buồn tủi, đau khổ, giận hờn nên sinh ra đủ thứ bịnh. Ngoài cái bịnh trầm cảm còn thêm những chứng bịnh khác khiến cuộc đời chẳng có gì vui. Năm Nhâm Thìn (2012), Lâm vừa tròn sáu mươi tuổi thì vợ anh qua đời vì ung thư. Lâm khóc thương, xót xa cho người vợ vắn số, chochẳng mấy lúc được vui vẻ, đầm ấm bên nhau khi còn sống. Con của Lâm cũng đã lớn, chúng ăn học thành tài và ra riêng, anh có cháu nội, ngoại đề huề, yên ấm. Lâm vẫn đi làm cho đến tuổi về hưu và sống những ngày tháng cô đơn!

Đôi khi Lâm bâng khuâng, xao xuyến nhớ đến cô Tí, anh hối hận, ray rứt vì trước kia đã gởi câu thơ làm tan nát con tim và đứt ruột gan cô gái đã một lòng yêu thương anh...

Thôi em xanh mắt bồ câu,

Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau...

(Cung Trầm Tưởng)

Bà má đã qua đời, lần cuối trước khi bịnh trở nặng bà thều thào nhắc nhở Lâm: "Má coi thầy bói nói con phải qua hai lần đò. Thân, Tý, Thìn, tam hạp đó. Con Tí nó không chịu lấy ai, nó vẫn một lòng chờ đợi con cho tới già".

Tết này Lâm khăn gói về thăm quê, không chừng quẻ bói của Cầu linh ứng!

Gió ViVu

Hiện sống tại thành phố Coquitlam, BC


Joomla Hosting and Maintenance by Cybersalt

Copyright © 2014-2024. VietVancouver, All rights reserved

  • Số Lượt Truy Cập 1753627