Phần 2: Sự thật về Machu Picchu-Perú

 

 Đời sống ở vùng núi cao rất khó khăn vì tài nguyên khan hiếm, thời tiết khắc nghiệt và mức độ oxygen loãng, thấp, khó thở.  Do đó, các khảo cổ gia cho rằng núi và cao nguyên cao chót vót là nơi cuối cùng được người thời xưa cư trú.  Giả định này sai.  Trong thực tế, loài người sinh sống khắp nơi, từ xưa đến nay, bất kể môi trường khắc nghiệt nóng hay lạnh đến đâu.

Machu Picchu citadel/Thành quách Machu Picchu thuộc Cao Nguyên Cuzco vốn đã có thổ dân sinh sống từ thời xa xưa, có vẻ biệt lập với thế giới bên ngoài mãi đến khi bị người Spain xâm chiếm. 

So với Cao Nguyên Lâm Viên/Lang Biang/Đà Lạt có độ cao trung bình khoảng 1,500 meters / 4,920 ft so với mực nước biển thì Cuzco cao hơn gấp đôi: 3,400 meters/11,155 ft.  Cuzco, xuất phát từ tiếng của thổ dân Aymara là qusqu wanka (“Rock of the Owl” khối đá của chim cú mèo), là một thành phố ở dãy núi Andes, dân số 500,000 người, từng là thủ đô của Đế Quốc Inca, và hiện nay được biết đến do các di tích khảo cổ và kiến trúc của thời thuộc địa Spain [Tây Ban Nha] để lại.  Plaza de Armas là quảng trường trung tâm trong thành phố cổ Cuzco, với đường đi có mái vòm/arcades, ban-công bằng gỗ được chạm khắc và các tàn tích vách tường Inca.  Sau khí phá hủy toàn bộ các đền đài Inca, rồi dùng nơi đó làm nền, người Spanish xây dựng lên nhà thờ Thiên chúa giáo theo phong cách baroque nhưng một số di tích khảo cổ của bia đá Inca vẫn còn.

Thành quách Machu Picchu, một di sản thế giới UNESCO, là một địa điểm du ngoạn thu hút khách du lịch đủ loại: người thích lịch sử, người thích khảo cổ, người thích phiêu lưu, người thích lang thang tìm về những gì của một thời lẫy lừng, v.v.  

Machu Picchu nằm trên đỉnh núi, được xây dựng vào những năm 1400 nhưng không được biết mãi đến năm 1911, khi thổ dân bản địa hướng dẫn một nhà khảo cổ người Mỹ đi khảo sát tại đó.

Kiến trúc Machu Picchu đáng ngạc nhiên do một phần lớn vách tường bằng đá khối vẫn còn nguyên vẹn, chưa bao giờ bị tấn công hoặc cướp bóc bởi kẻ chinh phục Spaniards/conquistadors, và cũng do vị trí nằm cao trên đỉnh núi xanh rì nổi bật của dãy núi Andes khiến cho Machu Picchu trở nên độc đáo - chưa nói đến một cái gì đó sâu sắc hơn, lôi cuốn hơn của thổ dân Inca đã phải chịu đựng dưới lòng tham lam không đáy và tàn nhẫn của thực dân Spain.

Vì những lý do rất rõ ràng, dân chúng và chính phủ Perú cố gắng bảo vệ cả Machu Picchu và nhiều địa điểm khảo cổ chung quanh, bao gồm ngọn núi lân cận Huayna Picchu và Inca Trail/ Đường Mòn Inca, một con đường đi bộ nổi tiếng tại đây.  Đây là lý do mà cho đến nay, chuyện đến viếng Machu Picchu không được dễ dàng - nó vẫn còn là nơi hẻo lánh, lưu thông bất tiện vì chưa có đường bộ và phi trường để tiện đến.  Hiện nay, chính phủ Perú đang xây một phi trường dẫn đến Machu Picchu nhưng không được tán thành do lo ngại sẽ có quá nhiều du khách đến và tàn tích Machu Picchu sẽ bị hư hao.  UNESCO yêu cầu chính phủ Perú phải trả lời về các tác động có thể tai hại gây ra bởi việc xây dựng phi trường này, hạn chót để trả lời là ngày August 25, 2019.  Trên quan điểm bảo tồn di tích, người ta không ưa chuộng du khách chút nào cả.

Tôi không đề nghị thử chuyến đi 4-day hoặc 9-day Inca Trail/Đường Mòn Inca, [1] trái lại, chỉ nên đi theo cách mà đại đa số du khách đều đi (như tôi  đã mô tả ở Phần 1); đó là xuất phát từ thành phố Cuzco, bỏ ra một ngày thức dậy sớm từ lúc 5:30 a.m., đón taxi đến trạm xe lửa Poroy Station (khoảng 20 phút tính từ city plaza), rồi ngồi xe lửa trong 3 giờ rưỡi đến trạm chót là Aguas Calientes.  Đến nơi, mọi người đi bộ một quãng ngắn, sắp hàng mua vé xe bus (vé khứ hồi/round trip) để xe chở lên núi đến cổng vào Machu Picchu (mất khoảng 20 phút.  Trạm xe bus cách trạm xe lửa vài blocks, cứ đi theo mọi người.)  Sau khi xem xong các di tích trong khoảng hai giờ, trở lại sắp hàng để lên xe bus về lại trạm xe lửa và ngồi trong 3 giờ rưỡi để về Cuzco - lưu ý thời gian sắp hàng lên xe bus có thể rất lâu và làm trễ giờ lên xe lửa bởi vì “Bất cứ điều gì có thể trở nên sai, sẽ trở nên sai” và “Má tôi luôn luôn nói rằng đời sống giống như hộp kẹo sô-cô-la.  Con không bao giờ biết con sẽ nhận lãnh được những gì.”  Tất nhiên, phải mua vé xe lửa và vé vào cửa Machu Picchu trước (online: Peru Rail http://www.perurail.com).  Tất cả diễn trình vừa kể có vẻ khá lôi thôi, lỉnh kỉnh nhưng không có lựa chọn nào khác cả - cho dù đi theo tour hay tự đi như tôi: đó là cách đi duy nhất để viếng Machu Picchu.

 

Thời tiết

Khí hậu cận-nhiệt-đới ôn hòa của Machu Picchu ẩm ướt hơn so với Cusco.  Nhiệt độ ban ngày ấm áp và mát mẻ, đặc biệt lạnh vào ban đêm.  Nước không bao giờ đóng băng tại Machu Picchu.

Ban ngày: 68-80 F (20-27 C)

Ban đêm: 50-64 F (10-18 C)

Mùa nắng: April - October

Mùa mưa: November - March

*Không có phân biệt rõ ràng giữa mùa nắng và mùa mưa.  Mưa có thể xảy ra vào bất cứ tháng nào, hoặc ngay cả đang là mùa mưa, vẫn có bầu trời trong xanh.

Đừng quên máy chụp hình.  Smartphone có thể chụp hình đẹp và dễ dàng gửi vào Facebook và Instagram, nhưng một máy chụp hình có ống kính zoom sẽ linh động hơn để tận dụng các góc khác nhau và zoom in các tàn tích đá ở xa, và có nhiều đặc điểm hay hơn mà smartphone không sánh được.  Ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng (7:00-8:00) và buổi chiều (15:00-16:00).  Thời tiết thay đổi nhanh chóng tại Machu Picchu.  Mây mù nhanh chóng chuyển qua nắng hoặc ngược lại.  Có thể đặc biệt thấy và chụp hình một số llama/lạc đà không bướu/đà mã tại Machu Picchu.

 

Tại sao xây dựng Machu Picchu? 

Người Inca xây dựng Thành quách Machu Picchu tại một nơi rất hẻo lánh, trên một sườn núi cao 7,970 ft (2,430 meters) giữa núi Huayna Picchu và Machu Picchu.  Dòng sông Urubamba ở phía dưới chảy dọc theo đáy thung lũng qua Aguas Calientes, thị trấn cửa ngõ để đến Machu Picchu.

Hầu hết học giả đồng ý rằng Thành quách Machu Picchu được xây dựng như là một bất động sản của hoàng gia/royal estate.  Những người khác suy đoán Machu Picchu là một trung tâm thiêng liêng, tập trung các ý chí về chính trị, tôn giáo và kinh tế của Đế Quốc Inca.

 

Machu Picchu được xây dựng như thế nào? 

Kiến ​​trúc Machu Picchu được đặt trong một khung cảnh tuyệt đẹp: nằm trên một sườn núi dốc đứng xen kẽ với những bậc-thang-trên-đồi/terraces.  Người Inca không dùng công cụ bằng sắt thép, cũng không dùng bánh xe để xây dựng Machu Picchu.  Machu Picchu gồm có hơn 170 tòa nhà, hơn 600 bậc-thang-trên-đồi/terraces, hàng ngàn bậc thang đá, các đền thờ và 16 đài phun nước.  Thay vào đó, họ dùng vật liệu đơn giản như đá, gỗ và rơm rạ.  Đá granite được cắt, đục đẽo, đánh bóng và ghép lại với nhau khá chính xác, tỉ mỉ, không dùng đến vữa.  Các dãy bậc-thang-trên-đồi/terraces được đắp dọc theo sườn núi để hỗ trợ tường thành - nếu không Machu Picchu sẽ có thể bị sụp đổ, không thể chịu đựng được hàng nhiều thế kỷ động đất, mưa lớn và lở đất/landslides.  Kỳ tài của thiết kế Inca này còn được biểu hiện rõ hơn qua hệ thống dẫn nước để mang nước lên bậc-thang-trên-đồi/terraces để tưới, và nước uống cho cư dân tại thành quách Machu Picchu.  Lưu ý là ngày nay chỉ còn vách tường bằng đá khối, và sau vài trăm năm, các nóc nhà bằng lá cây, rơm rạ tất nhiên không còn nữa.

Những đền đài, vách tường bằng đá, bậc-thang-trên-đồi/terraces và kênh nước vẫn còn nhưng không thể nói là nguyên vẹn/intact, cũng như không đến mức “không thể xen lưỡi dao vào giữa hai tảng đá được chồng chất lên nhau” như nhiều tài liệu mô tả.  (Xem các hình phía dưới.)  Các tảng đá chồng lên nhau có kín, sát nhưng đó chỉ là sự khéo léo thủ công thô sơ được xuất phát từ nhận thức tự nhiên, tự phát của người Inca mà thôi - không nên tưởng tượng mơ hồ cũng như thương mại, du lịch hóa chuyện này.  Điều-chưa-được-biết là làm thế nào người Inca mang được những tảng đá khổng lồ và chất lên đồi núi quá cao - họ không có bánh xe.  Có lẽ những kỹ thuật Machu Picchu (vào giữa thế kỷ 15th) được thừa kế từ các nền văn minh trước đó, như kỹ thuật chất đá để xây đền đài của Ấn-độ, rồi truyền qua xây Angkor Wat của đầu thế kỷ 12th chăng? [2]

Điều-chưa-được-biết này xảy ra do một lý do tai hại nhất là họ không có chữ viết, mặc dù lúc bấy giờ đã là thế kỷ 15th - nhiều nền văn minh đã phát triển rực rỡ trước đó rất lâu rồi.  Theo thiển ý, chữ viết hầu chắc là lý do chính yếu dẫn đến sự diệt vong của người Inca và Đế Quốc Inca đến nỗi ngày nay, thổ ngữ Quechua của họ lui vào một nhóm rất nhỏ và thứ tiếng chính thức là Spanish được dùng trong mọi sinh hoạt.  Có thể xem đây như một hiện tượng đào thải tự nhiên và tàn bạo trong tiến hóa: nền văn hóa mạnh hơn, hay hơn sẽ nuốt gọn nền văn hóa kém hơn - bất chấp nhân số vốn là yếu tố then chốt trước thời đại bom nguyên tử và hỏa tiễn.  Khi người Mông-cổ chiếm Trung quốc từ năm 1271 đến 1368, thiết lập Triều Nguyên thì họ bị hòa nhập vào văn minh Trung quốc cao hơn.  Tương tự, khi người Mãn-thanh chiếm Trung quốc từ năm 1644 đến 1912, họ cũng bị đồng hóa vào văn minh Trung quốc.  Việt Nam vốn dùng chữ Hán trong khoảng hơn 2,000 năm trong tất cả sinh hoạt nhưng khi thực dân Pháp xâm chiếm, đặc biệt dưới tác động truyền đạo Thiên chúa (tương tự như khắp Mỹ châu), đã bỏ chữ Hán để thành hình loại chữ mà tôi đang viết.  Ngày nay, các nền văn hóa khó cưỡng lại ảnh hưởng của văn hóa Mỹ.

 

Cảnh thành quách Machu Picchu, nóc nhà hầu chắc lợp bằng lá cây, rơm rạ đã tróc sau hàng trăm năm, chỉ còn vách được tạo thành bằng đá khối.

 

Bối cảnh xã hội vào thời Đế Quốc Inca:

Có hai huyền thoại giải thích sự hình thành Đế Quốc Inca.  Huyền thoại thứ nhất nói rằng 4 anh em cầm đầu 4 bộ lạc, tranh đấu với nhau để dành quyền cai trị vùng Cao Nguyên Cuzco.  Sau nhiều xung đột, bộ lạc của Ayar Manco chiến thắng, và thiết lập Đế Quốc Inca.  Huyền thoại thứ hai được ưa chuộng hơn do tính chất hoang đường sẵn có trong bản chất con người; đó là Thần Mặt Trời Inti sai con là Marco Cápac, tức là Ayar Manco, xuống trái đất để thiết lập một đế quốc vĩ đại và mang lại một nền văn hóa với trí khôn ngoan và công bình tại nơi nào mà Marco Cápac sẽ cắm cây xà-beng/barreta/crowbar bằng vàng xuống.  Đối lại, Thần Mặt Trăng sai con gái là Mama Ocilo xuống trái đất để làm vợ của Marco Cápac (cũng có truyền thuyết nói rằng Mama Ocilo là em gái ruột của Marco Cápac - tập tục loạn luân này được chấp nhận với người Inca.)  Cả hai rời quần đảo Mặt Trời và Mặt Trăng trên Hồ Titicaca và cùng nhau làm cuộc hành trình để tìm kiếm nơi nào để có thể cắm cây xà-beng bằng vàng.  Cuối cùng họ đến một thung lũng, nơi mà Marco Cápac vâng lời cha, Thần Mặt Trời, cắm cây xà-beng bằng vàng xuống, và khẳng định rằng đấy là nơi được lựa chọn làm thủ đô của Đế Quốc Inca, và biến mất.  Nơi đó mang tên Qosqo/Cuzco, nghĩa là ‘cái lỗ rốn của thế giới.’  Người Inca thờ đa thần, trong đó Thần Mặt Trời Inti là chính và gọi vua là “Sapa Inca/child of the Sun/con của Mặt Trời” với ý nghĩa tương tự như thiên tử/con Trời của Trung quốc.

Truyền thuyết khác có vẻ thực tế hơn: Khi Manco Cápac đến thung lũng Cuzco, ông định cư ở vùng lân cận của một đầm lầy nằm giữa hai con suối vì nơi đó không bị đe dọa bởi thổ dân địa phương.  Ông xây cung điện tại chân Cao Nguyên Sacsayhuamán và các thành phố khác luôn luôn được dựng chung quanh đầm lầy.  Sinchi Roca, con trai và là người kế vị Manco Cápac, lấp đầm lầy với đất được mang từ núi, và về sau, Hoàng Đế Pachacútec chịu trách nhiệm lấp khô hoàn toàn, bao phủ đầm lầy bằng cát được mang từ bờ biển.

Ngày nay, một tuyến đường du ngoạn dài 386 kilometres, được gọi là Marco Cápac Route đi từ Cuzco đến Hồ Titicaca, qua đó ghé vào các thắng cảnh như: Andahuaylillas, Raqchi, Sicuani, La Raya và hải cảng Puno (xem Phần 3 của ký sự này.)

Người Inca tin vào sự tái sinh/reincarnation, trong đó có ba giới luật đạo đức cần phải tuân thủ; đó là: Ama sua: không ăn cắp, Ama llulla: không nói dối, và Ama quella: không lười biếng.  Sau khi chết, việc đi đến thế giới bên kia đầy khó khăn.  Linh hồn của người chết/camaquen sẽ phải đi theo một con đường dài và trong chuyến đi, bắt buộc phải có một con chó đen có thể nhìn thấy trong bóng tối để hỗ trợ.  Người Inca tưởng tượng thế giới bên kia giống như một thiên đường trần gian với những cánh đồng phủ đầy hoa và núi đầy tuyết.  Điều tối kỵ đối với họ là không để bị chết thiêu bởi vì họ nghĩ rằng khi thiêu, nguồn sinh lực sẽ biến mất và không thể đi vào thế giới bên kia được.  Những người nào tuân thủ ba giới luật đạo đức “sẽ đi về sống trong ấm áp của Mặt Trời trong khi những người phạm luật sẽ vĩnh viễn sống trong miền đất lạnh lẽo.”

Dân chúng phải cống hiến 1/3 thời gian lao động cho Inti/Thần Mặt Trời, mà đại diện là hoàng đế Inca (Con Trời,) 1/3 thời gian lao động cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, và 1/3 thời gian lao động cuối cùng được phép dùng để mưu sinh cho gia đình.  Giới quý tộc và “viên chức triều đình” được nhiều ưu đãi - họ không phải làm công việc đồng áng và khỏi phục vụ trong quân đội, được phép có nhiều vợ và đeo đồ trang sức.

Xã hội Inca không dùng tiền, không có chợ mà chỉ dùng hàng hóa để trao đổi lẫn nhau.  Thực phẩm và nạn đói là khó khăn lớn.  Tuy nhiên, người Inca đã có thể thích nghi với điều kiện thời tiết quanh năm bằng cách tổ chức canh tác bắp, khoai tây, quinoa, rau dền, bí, cà chua, ớt, v.v. trên các sườn đồi núi theo hình thức bậc-thang-trên-đồi/terraces và tưới nước bằng kênh đào.  Thực phẩm dư thừa được trữ trong các nhà kho đặc biệt, tránh được mưa nắng, và trong đó có gió thổi để tránh hư thối.  Họ nuôi llama/đà mã/lạc đà không bướu, alpaca/lạc đà cừu, vịt và chuột lang làm gia súc và chở hàng hóa.  Ngoài ra, họ biết cách dệt vải và sản xuất y phục từ lông của lạc đà.  Hãy còn nhiều di tích về đồ gốm, đa phần có màu sặc sỡ nhưng đơn giản.

Người Inca là dân cao nguyên, ở trên núi, do đó, tất cả đặc điểm sinh hoạt đều phát xuất từ đó mà ra.  Mặc dù có nhận thức đặc biệt thông minh so với các chủng tộc chung quanh nhưng họ cô lập với thế giới ngoài vùng Amazon, không biết đến các tiến bộ khác, nhất là chữ viết - ngày nay, tiếng nói và chữ viết chính thức là Spanish cho một phần rộng lớn của Nam Mỹ châu. [3]    

Đế Quốc Inca khống chế vùng núi Andes gần 100 năm (từ 1438 đến 1533, nổi trội hẳn lên và phát triển rất mạnh, trải rộng ra đến gần 100 cộng đồng chủng tộc và ngôn ngữ khác trong dãy núi Andes dài nhất thế giới.  Đế Quốc Inca Inca gồm thu khoảng từ 10-12 triệu người qua một hệ thống đường sá dài khoảng 40,000 kilometers.  Có hai con đường chính, một đường từ Cuzco qua dãy núi Andes đến Quito, và con đường kia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương cùng với các đường cắt ngang được dùng để di chuyển quân đội, tiếp tế cũng như trao đổi hàng hóa và tin tức.  (Lá cây coca được dùng để làm giảm đói và giảm đau, vẫn còn phổ biến rất rộng rãi cho đến ngày nay tại vùng núi Andes.  Người Casqui nhai lá coca để có thêm năng lượng trong khi chạy đưa tin trong khắp trong đế quốc.)  Các thành phố được xây dựng bằng đá rất chính xác trên nhiều tầng đất trên núi, gọi là bậc-thang-trên-đồi/terraces - thường dùng để canh tác nông nghiệp cũng như chống lại hiện tượng lở đất/landslides.  Có bằng chứng về tác phẩm nghệ thuật làm bằng kim loại xuất sắc và ngay cả giải phẫu não thành công trong nền văn minh Inca.

Người Inca xem nam và nữ ngang nhau.  “Các nền văn hóa bản xứ xem hai giới tính là những phần bổ sung cho nhau của một tổng thể.”[4]  Nói cách khác, không có cấu trúc phân cấp trong phạm vi gia đình đối với người Inca, trong đó, phụ nữ được biết như là người dệt vải.  Công việc hàng ngày của phụ nữ bao gồm: kéo sợi, chăm nom con, dệt vải, nấu ăn, coi sóc đất đai để trồng trọt, gieo hạt, mang thai, thu hoạch, nhổ cỏ, chăn gia súc và tưới nước ruộng vườn.  Đàn ông phác hoang, nhổ cỏ, cày bừa, tham gia chiến đấu, giúp đỡ trong việc thu hoạch, mang củi, xây nhà, chăn gia súc và alpaca, và giúp dệt vải khi cần thiết.  Hôn nhân được ‘làm thử,’ trong đó người nam và nữ đều có quyền có ý kiến.  Nếu người nam cảm thấy cuộc hôn nhân sẽ không tốt đẹp hoặc người nữ muốn trở về nhà cha mẹ ruột thì cuộc hôn nhân sẽ bị hủy bỏ.  Vợ chồng Inca không được ly dị nếu có con với nhau.  Phụ nữ Inca được phép sở hữu đất đai và bầy thú vật nuôi; nói chung là bình đẳng và không bị kỳ thị giới tính.  Tuy nhiên, người Spaniards “không hiểu” bản chất bổ sung của nam nữ trong văn hóa Inca và nghĩ rằng phụ nữ bị đối xử như nô lệ, và du nhập vào Cuzco và toàn vùng Nam Mỹ châu một số quan điểm đáng hổ thẹn.  Tôi chụp hình tài liệu được in rất lớn, treo trên các cột lớn tại MuNa, Museo Nacional del Ecuador [Viện Bảo Tàng Quốc Gia MuNa] tại Quito, Ecuador cho du khách xem, ghi:

“Trên phương diện pháp lý và thần học, phụ nữ và Indians/thổ dân bản xứ bị xem là những người yếu đuối và khốn khổ, tức là những người cần được Vua và Giáo Hoàng bảo vệ.  Để đổi lấy sự chăm sóc đó, họ có bổn phận vâng lời và phục tùng.  Suy nghĩ về ‘phụ nữ’ và ‘người Indians/thổ dân bản xứ’ được xây dựng vào thế kỷ 17th, và mối tương quan trong xã hội là như thế nào?  Đối với thuộc địa Mỹ châu, phụ nữ và người Indians/thổ dân bản xứ đều xuất phát từ chung dòng giống.

Trong gia đình và nhà thờ, phụ nữ hoàn thành bản chất nội trợ về thương yêu, chăm sóc và vâng lời, nhưng bất kể trật tự làm người phụ nữ tốt, phụ nữ sẽ luôn luôn bị xem là nguồn gốc của cám dỗ và xấu xa.  Tốt hơn hết là giữ họ dưới sự giám sát, luôn luôn được tách ra bởi đàn ông.  Sự khuất phục của người phụ nữ đối với các quyền lực trần thế và tâm linh được dựa trên một khái niệm đặc biệt về máu; một khi cô gái bắt đầu có kinh nguyệt thì sẽ không còn là người giúp việc, cô trở thành một phụ nữ hoàn toàn, do đó, có tiềm năng quyến rũ.” [5]

Người Inca có tập tục dùng con người làm lễ vật tế thần.  Có đến 4,000 người hầu cận, quan triều đình, nhân vật được ưa thích và cung nữ bị giết theo cái chết của Hoàng Đế Inca Huayna Cápac vào năm 1527.  Người Inca dùng trẻ em để tế thần trong những sự kiện quan trọng, chẳng hạn như khi một hoàng đế Inca qua đời hoặc khi bị nạn đói.  Những hy sinh này được gọi là qhapaq hucha [6]

Sinh sống trong rừng núi, cao nguyên nên việc xác định phương hướng là điều bắt buộc trong đi đứng, bao gồm luôn tham vọng chinh phục các bộ lạc chung quanh.  Có lẽ đây là lý do chính mà người Inca phát triển thiên văn, tuy nhiên, vẫn ở mức độ thô sơ, tự phát/spontaneous chứ không có gì bí ẩn.  Họ căn cứ tính toán vào khoảng cách mặt trời đã đi được bao xa hoặc phải mất bao lâu để làm việc nào đó mà không biết chia thành ngày, giờ, phút.  Họ hiểu về equinoxes (phân điểm: xuân phân và thu phân), solstices (hai chí điểm: hạ chí và đông chí) và zenith (thiên đỉnh), cùng với chu kỳ của Venus/Kim Tinh.  Tuy nhiên, họ không thể dự đoán được nhật thực và nguyệt thực.  Lịch Inca về căn bản là âm lịch.  Để quản trị, người Inca lưu trữ information/dữ kiện/tin tức trong các nút của một chuỗi dây, gọi là quipu, tính theo căn bản thập phân/base-10 digits.  

Thổ ngữ của người Inca là tiếng Quechua nhưng chữ viết không có, thay vào đó là cách thắt nút trên các sợi dây có màu, được gọi là quipu.  Chương VII, Loài-người-khôn-ngoan, viết:[7]

“Mỗi quipu gồm có nhiều sợi dây có màu khác nhau, làm bằng len hoặc vải.  Trên mỗi sợi dây, nhiều nút được thắt vào các vị trí khác nhau.  Một quipu đơn lẻ có thể chứa hàng trăm sợi dây và hàng ngàn nút.  Bằng cách kết hợp các nút khác nhau trên các sợi dây khác nhau với màu sắc khác nhau, người ta có thể ghi lại một lượng lớn dữ kiện toán học có liên quan, thí dụ như thu thuế và quyền sở hữu tài sản. [8]

Trong hàng trăm năm, quipus tối cần thiết cho việc quản trị của các thành phố, vương quốc và đế quốc. [9]  Quipus đạt được tiềm năng đầy đủ dưới Đế Quốc Inca, cai trị khoảng 10-12 triệu người và bao gồm Perú, Ecuador và Bolivia ngày nay, cũng như các phần của Chile, Argentina và Colombia.  Nhờ quipus, người Incas có thể lưu trữ và giải quyết số lượng lớn dữ kiện mà nếu không có, họ không thể duy trì cơ chế hành chính phức tạp mà một đế quốc có khổ cỡ đó cần có.

Trong thực tế, quipus rất hiệu quả và chính xác đến nỗi trong những năm đầu sau khi người Spain [Tây Ban Nha] chinh phục Nam Mỹ châu, người Spain tự sử dụng quipus trong công việc quản trị đế quốc mới của họ.  Vấn đề là ngay chính người Spain không biết cách ghi chép và đọc quipus như thế nào, khiến họ phải tùy thuộc vào các chuyên viên địa phương.  Các nhà cai trị mới của lục địa nhận ra rằng điều này đặt họ vào một vị trí mong manh - các chuyên viên quipu bản xứ có thể dễ dàng hướng dẫn sai lạc và đánh lừa các lãnh chúa.  Vì vậy, một khi thuộc địa của Spain được thiết lập vững chắc hơn, quipus đần dần bị loại bỏ và các hồ sơ của đế quốc mới được giữ hoàn toàn bằng hệ thống chữ viết và con số Latin.  Rất ít quipus tồn tại qua sự chiếm đóng của Spain, và hầu hết quipus còn lại đều không thể đọc được, bởi vì rủi ro thay, nghệ thuật đọc quipus đã bị mất.” 

Theo chân kẻ chinh phục Spaniards, dần dần thổ dân bản địa và người Spaniards kết hôn với nhau, sinh ra lớp người ‘pha trộn/lai’ gọi là mestizo.  Ban đầu, nhiều người mestizos của vùng Andean là con cái của người mẹ Amerindian và người cha Spanish.  Sau khi độc lập, sự pha trộn hôn nhân trở nên rộng rãi hơn nhiều.  Đồng thời, các bệnh truyền nhiễm ở Âu châu (smallpox / đậu mùa, influenza/cúm, measles/sởi và typhus/sốt rét) - mà thổ dân bản địa không có sức đề kháng miễn dịch - cũng xâm nhập vào Perú và gây chết chóc, dân số bản địa bị suy giảm với quy mô lớn.  Các hệ thống lao động cưỡng bức, [10] cùng công ty khai thác mỏ cũng góp phần vào sự suy giảm dân số.  Về sau, những người nô lệ Phi châu (tức là những người có miễn dịch với những căn bệnh này) đã nhanh chóng được đưa vào để thay thế.  

Người Spaniards quyết tâm cải đạo dân chúng bản xứ Perú sang Thiên chúa giáo và nhanh chóng xóa bỏ tất cả những tập quán, đền thờ nào bị xem là cản trở chính sách cải đạo này; tuy nhiên, nhiều nỗ lực ban đầu chỉ thành công một phần bởi vì dân chúng bản xứ chỉ đơn giản pha trộn Thiên chúa giáo với niềm tin và tập tục vốn đã thành hình trước đó.  Hơn nữa, thoạt đầu người Spaniards vẫn dùng tiếng Spanish trong việc truyền đạo Thiên chúa, có nói phần nào các tiếng của thổ dân như Quechua, Aymara và Guaraní.

Tài liệu do tôi thu thập được tại MuNa, Museo Nacional del Ecuador [Viện Bảo Tàng Quốc Gia MuNa] tại Quito, Ecuador ghi:

“Vào lúc người Spaniards/Tây Ban Nha đến, Đế Quốc Inca đã xảy ra xung đột nội bộ mạnh mẽ.  Bối cảnh này tạo điều kiện cho việc bị chinh phục và giúp tạo ra một trật tự xã hội mới (Phó Vương, Đô Đốc và Triều Đình Hoàng Gia) để thực thi quyền lực đối với một khối dân số lớn.  Sau khi phác thảo lãnh thổ mới của họ (Phó Vương Perú và Triều Đình Hoàng Gia Quito), những người chinh phục áp dụng điều gọi là New Laws “để cai trị người Indians/thổ dân, và đối xử và giao dịch tốt đẹp với người bản xứ,” và họ giả sử rằng “việc truyền giáo” tại các vùng lãnh thổ bị chinh phục là trách nhiệm chính của họ.

Đến năm 1470, cư dân của nơi mà ngày nay được biết là Ecuador phải đương đầu với cuộc chinh phục của quân đội Inca.  Thông qua các liên minh và chiến lược quân sự, nhóm chủng tộc này phát triển thành đế quốc lớn nhất tại Nam Mỹ châu.  Đế quốc này được gọi là “Tahuantinsuyo” (tức là Đế Quốc Inca) có thủ đô là Cuzco.

Sự hiện diện của người Inca trong lãnh thổ của Ecuador kéo dài khoảng 80 năm ở miền nam, và 40 năm ở miền bắc.  Họ đã chinh phục phần lớn các làng mạc Andean và lấn chiếm vào một số khu vực bờ biển.  Tuy nhiên, khu vực thống trị của họ chỉ có một phần và khu Amazon không có sự hiện diện của người Inca.” [11]

Cũng tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia MuNa, một tài liệu khác cho thấy cơ cấu tổ chức sau khi bị Spain chiếm làm thuộc địa:

“Sau cuộc chinh phục Mỹ châu, một trật tự xã hội mới được áp dụng với hai mục tiêu: truyền giáo cho người bản xứ, và thực hiện một cấu trúc để kiểm soát chính trị.  Hai mục tiêu này mang lại lợi ích cho chế độ quân chủ về kinh tế và giúp bảo vệ lãnh thổ của kẻ chinh phục.

Giáo Hội Thiên chúa giáo giữ vai trò then chốt trong những thay đổi, và cải cách xã hội trong cuộc chinh phục Mỹ châu.  Việc tiếp nhận tiệm tiến Thiên chúa giáo của dân chúng bản địa giúp xây dựng cho các tưởng tượng/ảo tưởng của xã hội mới; hơn nữa, chúng được chôn sâu vững chắc do miscegenation/cuộc kết hôn khác chủng tộc.

Chính sách Thiên chúa giáo quân chủ được tổ chức trong hai quyền lực: trần thế và tâm linh.  Quyền lực thứ nhất thông qua hai nhân vật Vua và Phó Vương, trong khi quyền lực thứ hai, được đại diện bởi Giáo Hoàng và các giám mục.  Hai quyền lực này xung đột lẫn nhau một cách liên tục trong việc kiểm soát và bảo vệ về tài nguyên và dân chúng.  Do đó, Giáo Hội và chính quyền phải thương lượng, nhượng bộ, và thích ứng với các hoàn cảnh chính trị, xã hội và văn hóa của vùng lãnh thổ Mỹ châu.” [12]

Nhiều tác phẩm nghệ thuật bản xứ bị xem là thần tượng ngoại giáo/tà giáo/pagan idols và bị phá hủy bởi người chinh phục Spaniards; bao gồm nhiều tác phẩm điêu khắc bằng vàng và bạc và các hiện vật khác đã bị nấu chảy ra trước khi chở đến Spain hay Portugal.  Người Spaniards và người Portuguese mang phong cách kiến ​​trúc baroque của Âu châu vào Mỹ châu, và giúp cải tiến cơ sở hạ tầng như cầu, đường và hệ thống thoát nước của các thành phố mà họ chinh phục hoặc khám phá.  Họ cũng phát triển đáng kể các tương quan kinh tế và thương mại, không chỉ giữa thế giới cũ và mới mà còn giữa các khu vực và các dân tộc khác nhau tại Nam Mỹ châu.  Cuối cùng, với sự bành trướng của tiếng Portuguese và Spanish, nhiều nền văn hóa trước đây đã bị tách ra, nay hợp nhất.

Phong cách Baroque về kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật Âu châu vào thế kỷ 17th và 18th mang đặc điểm trang trí chi tiết rất tỉ mỉ.  Trong kiến trúc, thí dụ tiêu biểu cho thời kỳ này là cung điện Versailles và công trình của Bernini ở Italy.  Các nhạc sĩ nổi tiếng như Vivaldi, Bach, Handel, Caravaggio và Rubens là những nghệ sĩ baroque quan trọng.  Tài liệu do tôi thu thập được tại MuNa, Museo Nacional del Ecuador [Viện Bảo Tàng Quốc Gia MuNa] tại Quito, Ecuador ghi:

“Nghệ thuật Baroque cổ võ cho tinh hoa thuần túy nhất của sự sùng đạo Thiên chúa tại Mỹ châu và trở thành một biểu hiện danh lam thắng cảnh về cảm xúc tâm linh phi thường.  Nhưng kế đó, nó cũng củng cố Giáo Hội Thiên chúa như một thể chế chính trị rất hiệu quả, đặc biệt là trong việc đưa ra các quyết định chiến lược cho Triều đình Spain.  Baroque của Spain đại diện cho việc chinh phục của sự thống trị giáo điều thông qua các biểu tượng trực giác đáng kinh ngạc - một cảm xúc lẫn lộn khó tả giữa hiện thực và hư cấu, một phương sách được chuyển đến các thuộc địa Mỹ châu để bắt đầu diễn trình truyền giáo.

Dấu vết tín ngưỡng đạt được thành công lớn trong thế kỷ 17th, nhờ vào việc truyền bá các cuốn sổ tay hội họa, chạm trỗ và điêu khắc.  Thổ dân bản xứ và mestizo (người lai giống Âu châu và bản xứ) phải tiêu biểu cho một cội nguồn dàn dựng mới, gọi là người Creole (tức là những người sinh ra tại Mỹ châu nhưng cha mẹ là người Âu châu hoặc Phi châu) và đồng thời bị đồng hóa, gạt qua một bên cội nguồn tổ tiên của riêng họ.” [13]

 

Mũi tên thời gian:  Chính vì không có chữ viết, lịch sử Inca chỉ được truyền khẩu mãi cho đến khi bị Spain chính thức chiếm làm thuộc địa vào năm 1532, sau khi xử tử Hoàng Đế Inca Atahualpa.  

Năm 1300 - 1500 AD: Trong hai thế kỷ, Đế Quốc Inca đầu tiên đã cùng hiện hữu với các nhóm chủng tộc chung quanh, nhưng sau đó, thu tóm hết thành một đế quốc Inca.  Cuzco thành thủ đô của Inca và họ đã xây dựng những con đường mòn để kết nối các thành phố khác nhau của đế quốc, mở rộng qua Perú-ngày-nay, Ecuador, Chile, Bolivia, Argentina và Colombia.

Năm 1450 AD:  Việc xây dựng Machu Picchu có lẽ bắt đầu vào giữa thế kỷ 14th vào lúc Đế Quốc Inca cực thịnh, dưới triều đại của Pachacútec, vị vua 9th đầy quyền lực.

Năm 1527 AD: Xung đột nội bộ làm suy yếu Đế Quốc Inca.  Cái chết của Huayna Cápac, vị vua Inca thứ 11th, châm ngòi cho một cuộc chiến tiếp theo giữa hai người con trai của ông: Huáscar (đóng tại Cuzco) và Atahualpa (đóng tại Ecuador).  Cuộc nội chiến kết thúc khi các tướng của Atahualpa chiếm được thành phố Cusco và bắt được Huáscar.

Năm 1531 - 1533 AD: Francisco Pizarro và đội quân Spanish đến bờ biển Perú-ngày-nay.  Họ sắp xếp để bắt Atahualpa tại Cajamarca, và sau đó xử tử Hoàng Đế Inca này, chính thức kết liễu Đế Quốc Inca.  (Xem chi tiết Trận Cajamarca ở phía dưới.)

 

 

Tại sao Machu Picchu bị bỏ hoang?

Thành quách Machu Picchu chưa bao giờ được hoàn tất.  Một số nghiên cứu gia tin rằng tầm quan trọng của Machu Picchu dần dần suy giảm sau cái chết của Pachacútec.  Các giả thuyết khác cho rằng cư dân Machu Picchu chạy trốn trong nỗi sợ hãi người Spanish.  Trong nhiều thế kỷ, thành quách Machu Picchu đi vào quên lãng đối với thế giới, ngoại trừ một số cư dân địa phương trong khu vực này.

Năm 1911, khảo cổ gia người Mỹ, cũng là giáo sư đại học Yale, Hiram Bingham đến vùng Cuzco cùng với một nhóm nhỏ để tìm kiếm thị trấn ‘huyền thoại’ Vilcabamba, nơi mà thủ lãnh kháng chiến quân Manco Inca an toàn rút lui khỏi quân đội Spanish.  Một nông dân địa phương kể với Bingham về sự hiện hữu của những tàn tích bị bỏ hoang mà ông gọi là Machu Picchu. Vào ngày July 24, 1911, dân địa phương hướng dẫn Bingham lên ngọn núi, nơi mà lần đầu tiên ông nhìn thấy thành quách bị mọc đầy cây và rong rêu.

Tin tức về “Lost Inca City/ Thành phố đã mất của người Inca” tại Perú lan ra như đám cháy rừng.  Bingham tin rằng Machu Picchu mà ông ngẫu nhiên tìm thấy chính là thành phố Inca bị mất, Vilcabamba. Mãi đến sau khi ông qua đời vào thập niên 1950s, ngày nay người ta khám phá Vilcabamba không phải là Machu Picchu - thực ra Vilcabamba nằm xa hơn và về phía tây của Machu Picchu.

Tháng April 1913: National Geographic ấn hành một bài viết của Hiram Bingham kể chi tiết về chuyến viếng đầu tiên của ông tại Machu Picchu.

Tháng October 1948: Con đường ngoằn ngoèo nối từ Aguas Calientes đến tàn tích nổi tiếng này được đặt tên là Hiram Bingham Highway.

Năm 1983 - Machu Picchu được ghi là UNESCO Historic Sanctuary/Khu Bảo Tồn Lịch Sử UNESCO.

Năm 2007: Machu Picchu được công bố là New 7 Wonders of the World/một trong 7 kỳ quan mới của thế giới; cùng với Christ Redeemer/bức tượng Chúa Cứu Thế tại Brazil; Great Wall/Vạn Lý Trường Thành tại Trung quốc; Đền Taj Mahal tại Ấn-độ; Roman Colosseum/Đấu Trường La-mã tại Italy/Ý; Thành Phố Đá Petra tại Jordan; và Pyramid/Kim-tự-tháp tại Chichén Itzá tại Mexico.

Năm 2011: Machu Picchu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100th sau khi được Hiram Bingham khám phá vào năm 1911.

Năm 2012: Chuyến hàng cuối cùng gồm hơn 35,000 mảnh khảo cổ (do Hiram Bingham đã tháo gỡ khỏi Machu Picchu trong thời gian khảo cổ 1911-1915) được gửi trả lại cho Perú.  Đó là những đồ gốm, vật bằng đá và hài cốt đã do Hiram Bingham gửi về cho Đại Học Yale giữ.  Một số cổ vật này hiện đang được trưng bày tại Museum Casa Concha tại Cuzco.

 

Bối cảnh lịch sử vào thời Đế Quốc Inca:

Năm 1494, Portugal [Bồ Đào Nha] and Spain [Tây Ban Nha], tức là hai cường quốc hàng hải vào thời đó, nuôi tham vọng khám phá và chiếm làm thuộc địa các vùng đất mới ở phương Tây đã ký Treaty of Tordesillas [Điều ước Tordesillas], trong đó hai bên đồng ý, với sự hỗ trợ của Pope / Giáo Hoàng của Thiên chúa giáo, quy định rằng tất cả đất đai nằm ngoài Âu châu phải đặt dưới sự kiểm soát song đôi độc quyền [14] giữa hai nước.

Điều ước này thiết lập một con đường tưởng tượng dọc theo kinh tuyến 370 hải lý Bắc-Nam về hướng Tây của quần đảo Cape Verde Islands.  Tất cả đất đai hướng Tây của con đường tưởng tượng này (tức là hầu hết Nam Mỹ châu) sẽ thuộc về Spain, và tất cả đất đai hướng Đông thuộc về Portugal.  Tuy nhiên, vào thời đó, không thể đo lường chính xác kinh tuyến nên con đường tưởng tượng không bị áp dụng một cách nghiêm ngặt - khiến cho sự bành trướng đến Brazil của Portugal vượt qua kinh tuyến. (Người Portuguese xâm chiếm Brazil vào April 22, 1500 do Pedro Álvares Cabral cầm đầu.)

Khung cảnh văn hóa và chủng tộc của Mỹ châu có nguồn gốc tương tác của thổ dân bản địa [15] với những cuộc chinh phục của người Âu châu và tình trạng di dân, kể cả người nô lệ Phi châu.  Trải qua một thời gian dài bị chiếm làm thuộc địa, đại đa số người Nam Mỹ châu nói tiếng Spanish hoặc Portuguese, và xã hội phản ánh các tập tục Tây phương.

 

Trận Cajamarca - November 15, 1532:

Thành phố Cajamarca nằm trên sông Cajamarca, phía bắc Perú, độ cao 9,022 feet/2,750 metres so với mực nước biển.  Cuộc chạm trán Inca - Spanish trong trận Battle of Cajamarca khiến hàng ngàn người thổ dân bản địa thiệt mạng.  Sau đó, kể từ thập niên 1530s, sức lao động của dân chúng và tài nguyên thiên nhiên của Nam Mỹ châu liên tục bị khai thác bởi chính quyền thuộc địa, đầu tiên là Spain và sau đó là Portugal.  Hai nước này cạnh tranh với nhau, chiếm thuộc địa và tuyên bố đất đai và tài nguyên là của riêng họ.  Năm 1532, Atahualpa đánh bại anh là Huáscar trong trận chiến dành ngai vàng Inca ở Quito (thủ đô của Ecuador ngày nay).  Trên đường đến Cuzco, ông dừng lại tại Cajamarca, và cuộc chạm trán Inca - Spanish kết liễu Đế Quốc Inca trong trận Battle of Cajamarca xảy ra tại đây.  Trích dịch tài liệu của Britannica:

“Tiếng nổ và khói-bốc-lửa của vũ khí Âu châu bùng lên, trong sức tàn phá chết người của chúng, mang lại chiến thắng cho những người chinh phục Spanish tại Cajamarca, Peru.  Cú đánh thực sự sửng sốt này khiến cho nhân số trở nên vô nghĩa khi 128 lính xâm lược của Francisco Pizarro đánh bại quân đội Inca.

Vị vua tự mãn Atahuallpa đã cho phép đoàn thám hiểm Pizarro xông qua mà không bị cản trở vào vương quốc của ông.  Người Inca đang kiêng ăn vì lý do tôn giáo và quyết định rất bất cẩn rằng kẻ thù có thể chờ đợi.  Vào ngày15 November 1532, cuối cùng người Inca chạm trán với người Spaniards tại quảng trường chính của Cajamarca, nhưng Atahuallpa đã để lại phần lớn đội quân 80,000 lính đóng bên ngoài thành phố.

“Kế hoạch” của Pizarro có vẻ tự phát: tin tưởng vào những lợi thế của bất ngờ, sửng sốt của khung cảnh phi ngựa, súng, và vũ khí bằng sắt và áo giáp đã được tạo ra cho họ ở bất cứ nơi nào họ đến tại Mỹ châu.  Tuy nhiên, ý chí sắt thép cũng giúp ích: Pizarro giữ bình tĩnh trong khi Atahuallpa và triều đình đàm luận và bác bỏ với sự khinh bỉ về những lời tuyên bố của Pizarro về Thiên Chúa chân thật.  Khi hoàng đế Inca ném xuống đất cuốn thánh kinh cầu nguyện được đưa cho thì Pizarro không cần thêm lý do gì khác để tấn công.  Lính của Pizarro nổ súng và xông vào trước sự kinh ngạc của đội quân bảo vệ.  Trong tia súng hỏa mai sấm sét, chém và đâm bằng kiếm, họ tàn sát đẫm máu 7,000 lính Inca; không một lính Spaniard nào bị trọng thương.

Với tất cả sức mạnh của vũ khí sắt thép và súng, vũ khí bí mật thực sự của người chinh phục Spaniard là bất chấp những điều cấm kỵ của người Inca: họ thực sự đặt tay lên người Atahuallpa và bắt ông làm tù nhân, tức là họ đã làm điều không tưởng tượng được đối với người Inca.  Hoàng đế là một Ông Trời đối với thần dân; sự sỉ nhục ông khiến thực tế Inca bị đảo lộn.  Người Inca đã trả một khoản tiền chuộc khổng lồ bằng vàng để cho Atahuallpa được trả tự do, nhưng cuối cùng Pizarro vẫn giết tù nhân Atahuallpa bằng cách thắt cổ ông.  Người Spanish giờ đây chiếm đóng Đế Quốc Atahuallpa mà không bị chống đối.

Chết: Inca, 7,000 người; Spanish, không ai chết cả.” [16]

Tương quan vũ khí là điểm quyết định trong trận Cajamarca.

Vũ khí của người Inca gồm có khiên/round/square shields, tầm vông vạc nhọn bằng gỗ cứng / hardwood spears dùng để ném, cung tên, lao/javelins, ná/slings, viên đá được dùng cung để bắn/bolas, chày vồ/clubs và chùy có đầu hình ngôi sao/maces with star-shaped heads làm bằng đồng hoặc đồng.  Tận dụng địa hình đồi núi để lăn đá xuống là chiến lược căn bản của người Inca, cùng với dánh trống, thổi kèn.  Quân trang gồm có mũ làm bằng gỗ, vỏ mía hoặc da thú vật, thường được lót bằng đồng; một số được trang trí bằng lông, còn quần áo thì bằng vải độn bông hoặc ván gỗ nhỏ để bảo vệ cột sống lưng - không có áo giáp bằng sắt như lính Spaniard.

Với quân trang, quân dụng như vậy (xem các hình phía dưới), chưa hề biết đến phi ngựa tấn công, chiến thuật phục kích nên lính Inca xem súng hỏa mai, vũ khí bằng sắt thép, áo giáp là những gì tựa như từ trên Trời xuống hay từ hành tinh khác đến.  Thậm chí, toán lính 168 người của Pizarro được đồn đãi là thiên thần - lính Inca sợ hãi đến nỗi không dám chống cự, trở thành bị thịt để 168 lính của Pizarro tha hồ tàn sát đến cả 7,000 người trong trận Cajamarca.  Tương tự, khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng vào ngày September 1, 1858, khởi sự xâm chiếm Việt Nam, Pháp chỉ có 1,500 lính, 15 chiếc tàu, cùng 850 lính Philippines/Phi-luật-tân của Spain, hạm đội đặt dưới sự chỉ huy của Trung tướng Rigault de Genouilly.[17]  Việt Nam không thể chống cự nổi.  Sau đó, Việt Nam dần dần mất ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam kỳ - trở thành thuộc địa của Pháp, và Bắc kỳ và Trung kỳ bị Pháp bảo hộ; đây là giai đoạn từ năm 1884-1945.  Mặc cho bao cuộc kháng chiến dũng cảm chống Pháp, người Việt Nam hoàn toàn ở thế rất yếu về vũ khí, do đó, về căn bản là bại trận.

 

Mưu kế của Pizarro rất có thể bắt nguồn từ sự kiện trước đó 13 năm trong phong trào chiếm thuộc địa, xảy ra tại Mexico.  Chương XV, Loài-người-khôn-ngoan, viết:

[18]

“Khoảng năm 1517, những người thực dân Spain [Tây Ban Nha] tại các đảo Caribbean bắt đầu nghe những tin đồn mơ hồ về một đế quốc hùng mạnh ở đâu đó tại trung tâm đất liền Mexico. Chỉ bốn năm sau đó, thủ đô Aztec là một tàn tích cháy rụi, Đế Quốc Aztec là một điều của quá khứ, và Hernán Cortés chế ngự trên một Đế Quốc Spain mới bao la tại Mexico

Người Spaniards [Tây Ban Nha] đã không dừng lại để tự chúc mừng hoặc ngay cả để bắt kịp hơi thở.  Họ ngay lập tức bắt đầu các hoạt động khám-phá-và-chinh-phục theo mọi hướng.  Các nhà cai trị trước đây của Trung Mỹ châu - Aztec, Toltecs, Maya - hầu như không biết Nam Mỹ châu hiện hữu, và không bao giờ thực hiện bất cứ nỗ lực nào để chinh phục, trong suốt 2,000 năm. Tuy nhiên, trong vòng ít hơn 10 năm của cuộc chinh phục Mexico của Spain, Francisco Pizarro khám phá ra Đế Quốc Inca ở Nam Mỹ châu và đánh bại đế quốc này vào năm 1532.

Nếu đế quốc Aztec và Incas tỏ ra quan tâm hơn đến thế giới xung quanh - và nếu biết những gì người Spainiards đã làm với lân bang của họ - họ có thể chống lại cuộc chinh phục của Spain một cách hăng hái và thành công hơn.  Trong những năm đứng bên ngoài cuộc hành trình đầu tiên của Columbus đến Mỹ châu (1492) do cuộc đổ bộ của Cortés tại Mexico (1519), người Spainiards chinh phục hầu hết các đảo Caribbean, thành lập một chuỗi thuộc địa mới.  Đối với những người bản địa bị chinh phục, những thuộc địa này là địa ngục trần gian.  Họ bị cai trị bằng bàn tay sắt bởi những người thực dân tham lam và vô đạo đức, bị bắt làm nô lệ và làm việc trong hầm mỏ và đồn điền, bất cứ ai có chút phản đối đều bị giết chết.  Phần lớn dân bản địa bị chết sớm bởi điều kiện làm việc khắc nghiệt hoặc bởi độc chất của các căn bệnh du nhập vào Mỹ châu qua các tàu thuyền của kẻ chinh phục.  Trong vòng 20 năm, gần như toàn bộ dân chúng bản địa Caribbean bị xóa sổ.  Những người thực dân Spain bắt đầu nhập cảng nô lệ Phi châu để lấp vào khoảng trống.

Vụ diệt chủng này xảy ra ngay chính trước cửa của Đế Quốc Aztec nhưng khi Cortés đổ bộ lên bờ biển phía đông của đế quốc, người Aztec không biết gì cả.  Sự xuất hiện của người Spain tương đương như cuộc xâm lăng xa lạ từ bên ngoài vũ trụ.   Người Aztec tin rằng họ biết cả thế giới và họ cai trị hầu hết.  Với họ, không thể tưởng tượng được rằng bên ngoài lãnh thổ của họ còn có thể hiện hữu bất cứ cái gì giống như những người Spain này.  Khi Cortés và lính của ông đổ bộ lên những bãi biển nắng ấm của Vera Cruz ngày nay, đây là lần đầu tiên người Aztec gặp gỡ một giống người hoàn toàn không biết đến.

Người Aztec không biết phải phản ứng như thế nào.  Họ bị khó khăn khi xác định những người lạ mặt này là ai.  Không giống như tất cả người được biết, những người ngoài hành tinh này có nước da trắng.  Họ cũng có rất nhiều lông tóc trên mặt.  Một số có tóc màu của mặt trời.  Họ có mùi hôi nồng nặc.  (Vệ sinh bản địa tốt hơn nhiều so với vệ sinh của Spain.  Khi người Spain lần đầu tiên đến Mexico, những người-bản-địa-đốt-nhang được cho đi theo với họ tại bất cứ nơi nào họ đi.  Người Spain nghĩ đó là dấu hiệu của sự tôn kính thánh thần.  Từ nguồn tin bản địa, chúng ta biết rằng họ cảm thấy những người mới đến có mùi không thể ngửi nổi.)

Nền văn hóa vật chất của người ngoài hành tinh thậm chí còn gây hoang mang hơn.  Họ đến bằng các tàu khổng lồ, các tàu mà người Aztec chưa bao giờ tưởng tượng đến, chưa kể là nhìn thấy.  Họ cưỡi lên lưng những con vật khổng lồ và đáng sợ, chạy nhanh như gió.  Họ có thể tạo ra sấm sét từ các thanh kim loại bóng loáng.  Họ có kiếm dài sáng chói và áo giáp không thể đâm thủng, chống lại các thanh kiếm bằng gỗ và thương giáo bằng đá lửa vô dụng của người bản địa.

Một số người Aztec nghĩ rằng đây phải là những vị thánh thần.  Những người khác cãi rằng họ là quỷ, hoặc con ma của người chết, hoặc phù thủy rất quyền lực.  Thay vì tập trung tất cả lực lượng sẵn có và xóa sổ người Spain, người Aztec đắn đo, chậm chạp và thương lượng.  Họ không thấy lý do gì để vội vàng.  Đối đế, Cortés có không quá 550 người Tây Ban Nha.  550 lính có thể làm được gì đối với một đế quốc có hàng triệu người?

Cortés cũng không biết gì về người Aztec nhưng ông và lính của ông có những lợi thế đáng kể so với kẻ thù.  Trong khi người Aztec không có kinh nghiệm để chuẩn bị cho sự xuất hiện của những người ngoài hành tinh trông-kỳ-lạ và có-mùi-hôi-thối này, thì người Spain biết rằng trái đất này có nhiều vương quốc loài người chưa được biết đến, và không người Spain nào có kiến ​​thức sâu rộng hơn trong việc xâm chiếm các vùng đất xa lạ và đối phó với tình huống mà họ tuyệt đối không biết gì.  Đối với người chinh phục Âu châu hiện đại, giống như khoa học gia Âu châu hiện đại, lao vào lãnh vực chưa biết rõ là điều rất hào hứng.

Vì vậy, khi Cortés thả neo tại bãi biển nắng ấm vào tháng 7-1519, ông không ngần ngại hành động.  Giống như một người ngoài hành tinh trong khoa-học-giả-tưởng nổi ra từ phi thuyền không gian, ông tuyên bố với dân địa phương đang kinh ngạc rằng: ‘Chúng tôi đến với hòa bình.  Hãy đưa chúng tôi gặp nhà lãnh đạo của bạn.’  Cortés giải thích rằng ông là sứ giả hòa bình của vị vua vĩ đại của Spain và yêu cầu có cuộc phỏng vấn ngoại giao với người cai trị Aztec, Montezuma II.  (Đây là sự dối trá đáng xấu hổ.  Cortés cầm đầu một cuộc viễn chinh độc lập trong nhóm người phiêu lưu tham lam.  Vua Spain cũng như dân chúng Aztec chưa bao giờ nghe đến Cortés.)  Cortés được cho người hướng dẫn, thực phẩm và một số hỗ trợ quân sự của kẻ thù địa phương của người Aztec.  Sau đó ông ta tiến về phía thủ đô Aztec, thủ đô rộng lớn Tenochtitlan.

Người Aztec cho phép những người ngoài hành tinh tiến thẳng vào thủ đô, rồi trân trọng dẫn lãnh tụ của người ngoài hành tinh đến gặp Hoàng Đế Montezuma.  Trong giữa buổi phỏng vấn, Cortés đưa ra một dấu hiệu, và nhóm người Spain trang-bị-vũ-khí-bằng-sắt-thép làm thịt các vệ sĩ của Montezuma (những người chỉ trang bị với gậy gộc bằng gỗ và lưỡi dao bằng đá).  Người khách danh dự giam giữ tù nhân chủ nhà.

Bấy giờ Cortés ở trong một tình huống rất tinh tế.  Ông bắt được hoàng đế nhưng bị bao vây bởi hàng chục ngàn chiến sĩ thù nghịch, hàng triệu thường dân thù nghịch và toàn bộ lục địa mà trong thực tế ông không hề biết đến.  Ông chỉ có một vài trăm người Spain, và quân tiếp viện Spain gần đấy nhất ở tại Cuba, cách đó hơn 1,500 dặm.

Cortés giam giữ Montezuma trong cung điện, làm như thể nhà vua vẫn tự do và cầm quyền và như thể là người ‘đại sứ Spain’ không gì khác hơn là một người khách.  Đế Quốc Aztec là một chính thể cực kỳ tập trung, và tình trạng chưa từng thấy này làm tê liệt nó.  Montezuma tiếp tục hành xử như thể ông cai trị đế quốc và tầng lớp thượng lưu Aztec vẫn tiếp tục phục tòng ông, có nghĩa là họ phục tòng Cortés.  Tình huống này kéo dài trong vài tháng, trong thời gian đó, Cortés thẩm vấn Montezuma và cận thần, huấn luyện thông dịch viên bằng nhiều thứ tiếng địa phương và thực hiện các cuộc thám hiểm nhỏ của Spain đến tất cả bốn phương để làm quen với Đế Quốc Aztec và các bộ lạc, chủng tộc và thành phố khác nhau do đế quốc cai trị.

Giới thượng lưu Aztec cuối cùng nổi dậy chống lại Cortés và Montezuma, bầu ra một hoàng đế mới, và đánh đuổi người Spain ra khỏi thủ phủ Tenochtitlan.  Tuy nhiên, lúc bấy giờ có nhiều rạn nứt xuất hiện trong niềm tin của đế quốc.  Cortés dùng kiến ​​thức mà ông đã đạt được để khuyến khích các rạn nứt mở rộng hơn và chia rẽ đế quốc ngay từ bên trong.  Ông thuyết phục nhiều người trong số các dân tộc bị trị của đế quốc tham gia với ông để chống lại tầng lớp thượng lưu Aztec cầm quyền.  Các dân tộc bị trị đã tính sai một cách tồi tệ.  Họ ghét người Aztec, nhưng không biết gì về Spain hoặc tai họa diệt chủng Caribbean.  Họ giả sử rằng với sự giúp đỡ của Spain, họ có thể trút bỏ cái ách Aztec.  Ý nghĩ cho rằng người Spain sẽ chiếm đoạt không bao giờ xảy ra đối với họ.  Họ chắc chắn rằng nếu Cortés và vài trăm tay sai của ông gây ra bất cứ rắc rối nào thì chúng có thể bị tràn ngập một cách dễ dàng.  Các chủng tộc nổi loạn cung cấp cho Cortés với một đội quân hàng chục ngàn lính địa phương, và với sự giúp đỡ này, Cortés bao vây thủ phủ Tenochtitlan và chinh phục được thành phố này.

Vào giai đoạn này, càng ngày càng có nhiều lính và dân định cư của Spain bắt đầu đến Mexico, một số đến từ Cuba, những người khác đến thẳng từ Spain.  Khi dân chúng địa phương nhận thức được điều gì đang xảy ra thì đã quá muộn.  Trong vòng một thế kỷ đổ bộ tại Vera Cruz, dân số bản địa của Mỹ châu giảm xuống khoảng 90%, chủ yếu là do các bệnh không quen thuộc được du nhập vào Mỹ châu qua những kẻ xâm lược.  Những người sống sót tự thấy mình dưới ngón tay tham lam và kỳ thị chủng tộc của một chế độ còn tồi tệ hơn nhiều so với Đế Quốc Aztecs.

Mười năm sau khi Cortés đặt chân đến Mexico, Pizarro đến bờ biển của Đế Quốc Inca.  Ông có ít lính hơn Cortés - cuộc thám hiểm của ông chỉ có 168 người!  Tuy nhiên, Pizarro được hưởng lợi từ tất cả kiến ​​thức và kinh nghiệm thu được trong các cuộc xâm lược trước đó.  Trái lại, Inca, không biết gì về số phận của Đế Quốc Aztec.  Pizarro ăn cắp kiểu của Cortés.  Ông tự tuyên bố ông là một sứ giả hòa bình của vua Spain, mời nhà cai trị Inca Atahualpa đến để phỏng vấn ngoại giao, và sau đó bắt cóc ông.  Pizarro tiến hành cuộc chinh phục đế quốc bị tê liệt với sự giúp đỡ của các đồng minh địa phương.  Nếu các chủng tộc bị trị của Đế Quốc Inca biết số phận của dân chúng Mexico, họ sẽ không ném vận mạng của họ vào tay kẻ xâm lăng.  Nhưng họ không biết.”

 Phạm văn Bân


Joomla Hosting and Maintenance by Cybersalt

Copyright © 2014-2024. VietVancouver, All rights reserved

  • Số Lượt Truy Cập 1753833