VIÊM KHỚP/THẤP KHỚP (Arthritis)

Bệnh này chỉ một loạt vấn đề của khớp xương gây ra đau nhức, sưng tấy và cứng tê. Nói đơn giản nó là xưng viêm khớp xương. Tuổi nào cũng có thể bị, nhưng tuổi già bị nhiều nhất.

Có đến hơn 100 loại Viêm khớp, chúng tôi chỉ trình bày 3 loại phổ thông nhất: Viêm khớp do thoái hóa xương (Osteoarthritis), Phong thấp (Rheumatoid arthritis) và Gút hay Gaot(Gout).

 

 

3 LOẠI VIÊM KHỚP THÔNG THƯỜNG

 

LOẠI

 

NGUYÊN NHÂN

 

TRIỆU CHỨNG

 

CHÚ THÍCH

 

Viêm khớp thoái hóa (Osteoarthritis)

 

Sụn khớp vỡ vụn

 

Sưng đau tê cứng ở đầu gối, ngón tay, mông, bàn chân, lưng.

 

Tuổi ngoài 50 hay bị.

 

Phong thấp (Rheumatoid arthritis)

 

Sưng màng mỏng nối khớp.

 

Đau, cứng, nóng, sưng ở bàn tay, cổ tay, cùi chỏ, bàn chân, đầu gối, cổ.

 

Đàn bà trong quãng 40 tuổi  hay bị.

 

Gút/Gaot (Gout)

 

Tinh thể acid uric xuất hiện trong dịch nhờn khớp.

 

Đau cháy bỏng, cứng, sưng ở ngón chân cái, đầu gối, mắt cá, cổ tay, cùi chỏ.

 

Đàn ông khoảng từ 30 đến 50 hay bị. Rượu bia và trời lạnh làm tệ hơn.

 

Nguyên nhân gây Viêm khớp không rõ lắm. Một số do di truyền, số khác do mất cân bằng hóa chất nội thân hoặc hệ thống miễn nhiễm. Nhiều Viêm khớp là hậu quả của thương tật hoặc thoái mòn khớp xương.

* Ngăn ngừa:

- Không để mập phì
- Thể dục thường xuyên. Thể dục giúp cho sụn khớp lành mạnh và tống khứ cặn bã ra khỏi khớp xương.

* Chữa lúc đau:

- Tắm nước nóng làm giảm tê cứng.
- Nếu khớp không sưng thì chườm nước nóng 30 phút, vài lần mỗi ngày.
- Nếu khớp sưng đỏ thì chườm đá lạnh 10 phút, mỗi giờ một lần.
- Tránh cử động nhiều chỗ khớp bị đau.
- Co dãn xoay chuyển khớp một cách nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần.
- Dùng thuốc giảm đau acetaminophen. Các loại giảm đau khác như Aspirin, Ibuprofen hay Naxproxen sodium cũng làm giảm đau nhưng có thể gây khó chịu dạ dày.

  

Hình bên trái là xương sống lành mạnh. Ở xương sống người bị Viêm khớp thoái hóa bên phải, Đĩa đệm bị mỏng lại (narrowed disk), có thể gây ra Gai cột sống (bone spur).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bệnh Vôi hóa cột sống (Spondylitis) đĩa đệm biến thành xương khiến hai đốt xương nối lại với nhau (fused vertebrae) gây đau và mất đi sự linh hoạt của cột sống.

 

Ở bệnh Gout (Gút), tinh thể uric acid kết tụ như thủy tinh vụn, đâm vào khớp gây đau đớn.

 

 

 

Gout xuất hiện ở chân, tay, cùi chỏ.

 GIẢI PHẪU THAY KHỚP

Trong trường hợp viêm khớp quá nặng mà những phương pháp khác không thể chữa trị được thì giải pháp cuối cùng là giải phẫu để thay thế khớp thật bằng khớp nhân tạo.

Vài điều cần nhớ khi giải phẫu thay khớp:

- Khớp hông (hip joint) và khớp đầu gối (knee joint) là 2 khớp thường thay nhất.
- Thường giải phẫu chỉ hữu hiệu nếu một khớp duy nhất là nguyên nhân gây đau.
- Sau khi giải phẫu phải tập thể dục thường xuyên với Chuyên gia vật lý trị liệu (Physical therapist) vài tháng.
- Khớp nhân tạo không bền vĩnh viễn. Có thể phải thay lại nữa trong vòng 10 đến 20 năm sau.

Bác sĩ là người quyết định bạn cần thay khớp nhân tạo hay không.

Chúng ta thường nghe từ Thay Hông (Hip replacement). Điều này có nghĩa là đầu xương đùi (femur head hay femoral head) là cục tròn ở đầu xương đùi, chỗ tiếp xúc với xương chậu (xương bánh chè) bị hoại tử, quá mòn (hình dưới bên trái), khiến cho mỗi cử động di chuyển làm cho đau hông.

Phẫu thuật thay hông gồm những giai đoạn như cắt đầu xương đùi, thay thế bằng đầu xương đùi kim loại, khoét rỗng phần trên của xương đùi, đút cái thanh kim loại vào bên trong và nối đầu xương đùi kim loại với thanh kim loại nằm trong phần trên xương đùi theo hình dưới đây:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÓN CHÂN CÁI CONG (BUNION) và NGÓN CHÂN GÙ (HAMMER TOE)


Bunion là tình trạng khớp xương ở đáy của ngón chân cái bị nở lớn, khiến ngón chân cái quặp vào trong, có khi đè lên ngón chân trỏ. Hình dưới đây cho thấy bệnh Bunion qua 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng.

Hammer toe là ngón chân mà khớp giữa nhô lên cao làm cho ngón chân như bị gù.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giày cao gót, giày quá chật đi lâu ngày hoặc di truyền là những nguyên nhân gây ra 2 bệnh ngón chân dị dạng này.

Phương pháp chữa Bunion gồm có chườm đá, tập kéo 2 ngón chân cái bằng giây cao su, thoa dầu nóng, ngâm chân vào nước pha muối epson, đeo niềng ngón chân và cuối cùng là mổ.

Phương pháp chữa Hammer Toe là đeo niềng ngón chân và mổ.

 

  

 

 BURSITIS (Viêm bao hoạt dịch) và TENDINOSIS (Viêm gân)


Bao Hoạt Dịch (Bursa) là một túi nhỏ chứa chất lỏng giúp cho các sợi cơ bao chung quanh khớp được cọ sát, trơn trượt vào nhau một cách êm ái. Khi bị tổn thương hay xử dụng quá độ thì bao này bị sưng đỏ, nóng lên, gây đau. Bao hoạt dịch nằm trong bả vai, cùi chỏ, đầu gối, hông, nghĩa là những nơi có khớp xương.

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình bên phải cho thấy Bao Hoạt Dịch ở cùi chỏ lúc bình thường và khi bị sưng đỏ.

 Gân (Tendon) nối xương và bắp thịt. Qua thời gian, gân trở nên yếu nhão và mòn rách, dẫn đến sưng đau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bursitis thường xẩy ra ở khớp còn Tendinosis xẩy ra ở nhiều điểm hơn. Nhưng viêm gân cánh tay cũng gây ra đau cùi chỏ.

Bệnh Tennis Elbow là đau cùi chỏ ngoài mà những người chơi quần vợt hay bị còn Golfer's Elbow là đau cùi chỏ trong mà những người chơi gôn hay bị.

Đau bả vai và đau hông có thể là do Bursitis hoặc Tendinosis. Đau hông có thể dẫn đến đau đầu gối hoặc đau đùi.

Nếu nghỉ ngơi, xoa dầu nóng, uống thuốc giảm đau mà không bớt thì bạn cần đi gặp bác sĩ.

 

HỘI CHỨNG ĐAU ỐNG CỔ TAY (Carpal Tunnel Syndrome)

Carpal Tunnel là một đường ống hẹp giữa xương và giây chằng (ligament) ở cổ tay.

Giây thần kinh giữa (median nerve), có chức năng kiểm soát cảm giác ở ngón tay và bàn tay, đi qua đường ống này cùng với một số gân (tendon) ngón tay. Hội chứng này xảy ra khi giây thần kinh giữa bị chèn ép.

 

 Nguyên nhân của hội chứng này là những cử động lập đi lập lại quá nhiều lần của ngón tay hoặc bàn tay, do làm việc (tỷ dụ gõ bàn phím) hoặc chơi thể thao.

Những nguyên nhân khác là quá nặng cân, có bọc chất lỏng (cyst) ở lớp mô che gân cổ tay (tendon sheath)  hoặc bị phong thấp. Chấn thương cổ tay, thai nghén, tiểu đường, bệnh về tuyến (thyroid) hoặc dùng thuốc ngừa thai cũng gây ra nguy cơ mắc hội chứng này.

Những hậu quả của hội chứng này là:

- Tê đau, ngứa như kiến bò ở tay, cổ tay, ngón tay.
- Khi nắm vật gì hoặc khi cử động cổ tay làm cho đau thêm.
- Đôi khi đau lan lên từ bàn tay tới cùi chỏ.
- Nắm cầm vật gì không được chắc.

* Ngừa bệnh

- Dùng nguyên bàn tay để nắm vật, không dùng ngón tay.
- Không đánh bàn phím quá nhanh, quá mạnh.
- Khi đánh bàn phím, ngón tay phải thấp hơn cổ tay, vai buông thả không co vai.
- Dùng bao tay ngừa Hội chứng ĐOCT.

 

 * Chữa bệnh

- Chườm lạnh vào cổ tay, 10 phút mỗi giờ trong vòng 2 ngày đầu. Sau đó là 3 lần mỗi ngày
- Uống thuốc giảm đau.
- Nếu không bớt phải đi gặp bác sĩ. Giải phẫu là biện pháp cuối cùng, nhưng đa số trường hợp không cần giải phẫu.

 

ĐAU GÓT CHÂN (Heel pain) và ĐAU LÒNG BÀN CHÂN (Plantar Fasciitis)


Plantar Fascia là lớp cơ dầy và dai nằm dưới lòng (gan) bàn chân. Khi lớp cơ này bị viêm sưng thì lòng bàn chân bị đau, gọi là bị bệnh Plantar Fasciitis.

Nguyên nhân của ĐLBC có thể là do đứng quá lâu, chạy nhẩy quá nhiều, quá nặng cân hoặc tuổi già, mang giày quá mòn một bên hoặc giày không có phần nâng đỡ lòng bàn chân.

Còn khi đau ngay gót chân thì gọi là Heel Pain. Nguyên nhân của đau gót chân tương tự như ĐLBC hoặc thêm 2 nguyên nhân:
- Đau giây gân Achilles (gọi là bệnh Achilles Tendinosis).
- Mọc gai gót chân (gọi là Heel Spur). Xương (calcium) tích tụ nơi lớp cơ plantar fascia gặp xương gót, chúng ta gọi là gai. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp gai gót chân không gây đau, chỉ khi gây đau nặng mới cần cắt bỏ.

 

Ở nhà thuốc tây có bán những miếng lót gót (heel insert) hoặc vớ trị đau chân (foot wrap, foot brace). Trong trường hợp đau quá nặng, bạn cần đi gặp bác sĩ chân (podiatrist).

 

 

 

 

 

ĐAU ĐẦU GỐI

 Đầu gối là khớp rất dễ bị đau, bởi vì nó là nơi nối của 2 ống xương dài. Có 3 loại đau đầu gối:

1- Giây chằng đầu gối bị trặc hoặc đứt (sprained knee ligaments).
Xẩy ra khi đầu gối bị xoắn trái chiều. Đôi khi giây chằng đầu gối bị đứt và làm cho sụn đầu gối (knee cartillage hay meniscus) bị tổn thương.

2- Đau Mũ Chụp Đầu Gối (Kneecap pain, còn gọi là Patella pain)
Xẩy ra khi ta chạy xuống dốc, leo cầu thang hoặc ngồi lâu.

3- Đau Gân đầu gối (Patellar Tendinosis, hay còn gọi là Jumper's Knee).
Do xử dụng quá nhiều sợi gân nối Mũ Chụp Đầu Gối và Đầu xương ống chân (Shinbone hay Tibia). Người chơi bóng rổ và bóng chuyền hay bị đau gân đầu gối.

 

 

Đối với một số người thì uống Sụn cá mập (shark cartillage) có thể giúp giảm đau đầu gối, trong trường hợp sụn đầu gối bị thoái hóa hoặc tổn thương. Trong lúc đau, có thể dùng thuốc giảm đau, kem bôi giảm đau hoặc vớ bao đầu gối (knee brace-có bán tại các tiệm thuốc).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhưng trong trường hợp khớp và đầu xương ống chân bị thoái hóa trầm trọng thì bác sĩ có thể quyết định giải phẫu để thay khớp và đầu xương ống chân bằng bộ phận kim khí, gọi là Knee replacement surgery. Có thể là thay toàn phần (complete) hay một phần (partial).

 

 

 

ĐAU NHỨC TOÀN THÂN (Fibromyalgia)

 Có người dịch là Đau Xơ Cơ hoặc Đau Cơ Xơ Hóa. Đây là tình trạng đau mãn tính (kéo dài thường xuyên-chronic) của cơ bắp (muscle) và cơ mềm (soft tissue) toàn thân.

Dù nó không gây tổn hại cho cơ thể nhưng đủ trầm trọng khiến cho bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân cảm thấy những vùng yếu (tender point) trên cơ thể.

Bệnh gây ra khó ngủ, cứng tê, yếu và mệt mỏi. Bệnh xẩy ra ở đàn bà nhiều hơn đàn ông.

Nguyên nhân của bệnh chưa được y khoa xác nhận. Một giả thuyết là do hệ thần kinh rối loạn, quá nhậy cảm nên thông báo tín hiệu đau một cách bừa bãi tràn lan. Tuy nhiên giả thuyết này cũng không được xác nhận chính thức.

Vì nguyên nhân chưa được phát hiện nên cũng không có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Tuy nhiên, duy trì nếp sống lành mạnh và vận động cơ thể thường xuyên là một cách phòng ngừa.

 

VỌP BẺ (CHUỘT RÚT) và ĐAU NGUYÊN CHÂN

Vọp bẻ, còn gọi là Chuột rút và đau nguyên chân là tình trạng thường xảy ra trong lúc tập thể dục, trời nóng nực hoặc ban đêm. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này là:

- Cơ thể thiếu nước.
- Cơ thể thiếu chất potassium.
- Xử dụng một cơ bắp thiếu vận động.

Shin Splints, hay còn gọi là Tibial Stress Syndrome, là tình trạng đau phía trước của ống chân. Nguyên nhân không rõ.

Còn nếu cơn đau chạy từ mông xuống phía sau của cẳng chân rồi xuống bàn chân thì do đau Thần kinh tọa (đã đề cập trong bài 8).

Đau bắp chân, thường chỉ một bên chân, là do viêm tĩnh mạch chân (Phlebitis). Tĩnh mạch (vein) là mạch máu nhỏ còn Động mạch (artery) là mạch máu lớn. Tình trạng này trở nên nguy hiểm nếu có cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu, lỏng ra rồi chạy vào phổi. Phlebitis thường xảy ra sau khi mổ hoặc nằm trên giường bệnh thời gian lâu.

Xơ cứng động mạch (atheroschelrosis) cũng gây ra tê chân, vì lượng máu đi xuống chân không đủ. Tình trạng này tiếng Anh gọi là Claudication. Tê chân thường xẩy ra sau khi bạn đi bộ một lúc.

Biện pháp ngăn ngừa:

- Trước khi hoạt động thân thể, cần hâm nóng người, co dãn tay chân, uống thêm nước.
- Tăng thêm nguồn potassium bằng cách ăn chuối, khoai tây, uống nước cam.
- Lúc ngủ giữ cho nguyên cẳng chân ấm, co duỗi chân vài lần trước khi ngủ.

 

BỆNH LOÃNG XƯƠNG hay XƯƠNG XỐP (Osteoporosis)

 

Bệnh này xảy ra cho người lớn tuổi và đàn bà bị bệnh này nhiều hơn đàn ông gấp 4 lần.

Bệnh làm xương dễ gẫy nứt, dù là không té ngã hoặc va chạm mạnh.

Bệnh loãng xương thường xảy ra sau khi đàn bà tắt kinh, lượng estrogen hormone giảm. Những người hay bị loãng xương là:

- Có tiền sử trong gia đình.
- Thiếu hoạt động mang tính chất xử dụng xương.
- Thân hình nhỏ xương.
- Thuộc Á châu hoặc Âu châu
- Hút thuốc, uống rượu bia
- Có hormone tuyến giáp cao.

Dấu hiệu của bệnh là lùn thấp đi, lưng trên cong, đau lưng, dễ gẫy xương.

Biện pháp phòng ngừa:

- Thể dục. Đặc biệt nâng tạ giúp duy trì xương mạnh khỏe.
- Cần ăn thức ăn có calcium và sinh tố D, có thể uống vitamins. Cần ra nắng.
- Cafe làm mất xương.
- Estrogene hormone giúp ngăn loãng xương, nhưng uống phải có lệnh bác sĩ.

 

RỐI LOẠN KHỚP HÀM DƯỚI THÁI DƯƠNG (Temporomandibular disorder)


Dưới thái dương, trước lỗ tai, là một khớp nối xương hàm dưới với sọ, có công dụng đóng mở xương hàm dưới, khiến cho ta có thể mở miệng ra hoặc ngậm miệng lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi khớp này bị rối loạn thì ta gặp những vấn đề như:

- Đau hàm khi nhai, khi ngáp.
- Đóng mở miệng thì có tiếng động lục cục.
- Ngậm hay mở miệng khó khăn hoặc không thể há miệng rộng.
- Nhức đầu, đau cổ, đau mặt, đau vai.

Nguyên nhân thường gặp nhất là căng thẳng cơ bắp ở hàm, cổ và vai. Nguyên nhân khác là tật nghiến răng lúc ngủ. Cuối cùng là viêm khớp.

Bác sĩ có thể cho ngậm niềng răng (mouth splint) để ngăn tật nghiến răng, thuốc giảm đau đê bớt đau nhức hoặc vật lý trị liệu. Hiếm khi giải phẫu cần thiết.

 

 

 

 

 

 HỘI CHỨNG MỆT MỎI THƯỜNG XUYÊN (Chronic Fatigue Syndrome)

 Người bị hội chứng này cảm thấy mệt mỏi lừ đừ như bị cảm cúm, nhưng kéo dài đến hơn 6 tháng trời. Nghỉ ngơi nhiều cũng không làm giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Ngoài mệt mỏi, bệnh nhân còn có thể cảm thấy hay quên, nhức đầu, khan cổ họng, đau Hạch Bạch Huyết (lymph gland), đau cơ bắp và khớp, khó ngủ.

Hội chứng này rất khó phân tích tìm nguyên nhân. Lý do vì một số bệnh lý khác có cùng triệu chứng, tỷ dụ như trầm cảm, rối loạn Tuyến Giáp Trạng, Tăng bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis). Chỉ sau khi những bệnh lý khác đã bị loại trừ thì mới kết luận được là bệnh nhân mắc hội chứng này.

Không có thuốc để trị bệnh này, nhưng một số bệnh nhân tự thuyên giảm.

Một đời sống lành mạnh, vận động cơ thể, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ...có thể ngăn ngừa bệnh này xảy ra.

 

 

© Tổng hợp và dịch thuật bởi vietvancouver.ca


Joomla Hosting and Maintenance by Cybersalt

Copyright © 2014-2025. VietVancouver, All rights reserved

  • Số Lượt Truy Cập 1779583